►Đặc điểm cấu trúc - chức năng
►Cơ chế co cơ trơn
►Chiều dài và lực co
►Điều hòa co cơ trơn
1. Hệ thống thần kinh tự chủ điều hòa sự co, giãn cơ trơn thông qua hoạt động của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm với các chất truyền đạt thần kinh là acetylcholin và noradrenalin.
2. Điều hòa bằng hệ thống thể dịch
2.1. Các hormon như angiotensin II, serotonin, vasopressin, adrenalin… có ảnh hưởng lên cơ trơn, nhất là cơ trơn mạch máu. Các hormon có tác dụng kích thích gây co mạch gắn vào các receptor làm mở các kênh natri hoặc kênh calci nên gây khử cực. Các hormon có tác dụng ức chế gây co mạch gắn vào các receptor làm đóng kênh natri và kênh calci hoặc làm mở kênh kali nên gây ưu phân cực.
2.2. Các yếu tố tại chỗ như thiếu oxy, tăng nồng độ CO2, tăng nồng độ ion hydro, tăng ion kali, giảm ion calci, tăng acid lactic, các chất được sản xuất tại mô bị viêm như bradykinin, histamin… gây giãn cơ trơn, giãn mạch.
|