►Đặc điểm cấu trúc - chức năng
►Cơ chế co cơ trơn
►Chiều dài và lực co
Bình thường có một số cầu nối không còn được phosphoryl hóa vẫn gắn vào actin được gọi là cầu chốt (latch bridges), tác dụng vẫn duy trì được trương lực cơ với tiêu hao năng lượng thấp, làm lực co tối đa của cơ trơn thường lớn hơn của cơ vân.
Cơ trơn có khả năng co ngắn nhiều hơn so với cơ vân mà vẫn duy trì được lực co cơ hoàn toàn làm các tạng rỗng (bàng quang, ruột, mạch máu …) có thể thay đổi đường kính trong phạm vi rất lớn.
Chỉ sau vài giây hoặc vài phút co ngắn, cơ trơn ở các nơi này có khả năng trở lại ngay lực co ban đầu (ví dụ, áp suất trong bàng quang tăng đột ngột khi thể tích nước tiểu tăng nhưng chỉ sau 15 giây đến một phút thì áp suất trong bàng quang lại trở về gần mức ban đầu. Tốc độ co (tốc độ hình thành cầu nối) phụ thuộc vào sự phosphoryl hóa chuỗi nhẹ.
►Điều hòa co cơ trơn
|