►Đặc điểm cấu trúc - chức năng
Cơ trơn có ở thành các tạng rỗng (ống tiêu hoá, phế quản, bàng quang, tử cung, mạch máu) và ở một số nơi khác như mống mắt, thể mi.
Tế bào cơ trơn dài (10-500 mm), mảnh (5 – 10 mm) và chỉ có một nhân, không có các vạch sẫm tối và hệ thống ống T. Bề mặt của tế bào cơ trơn có những chỗ lõm vào làm tăng diện tích của tế bào. Tế bào cơ trơn nhỏ nên kích thích từ bề mặt tế bào có thể đi tới các thành phần co bên trong tế bào mà không cần đến hệ thống ống T. Tốc độ co của cơ trơn chậm hơn của cơ vân tới 100 lần.
> Cơ trơn không có sarcomere, cấu trúc tương đương với vạch Z của cơ vân là các thể đặc (alpha actinin). Các xơ mảnh gắn vào các thể đặc; một số thể đặc bám vào màng tế bào, một số lơ lửng trong bào tương. Xơ dày có myosin, còn xơ mảnh có actin và tropomyosin nhưng không có troponin.
> Dọc trên sợi trục của các nơron giao cảm và phó giao cảm nằm trong khối cơ trơn có các cúc trong đó có các bọc nhỏ chứa chất truyền đạt thần kinh. Giữa các cúc giao cảm và phó giao cảm với sợi cơ có những chỗ tiếp xúc vài nm - mm có vai trò như synap thần kinh – cơ vân, các chất truyền đạt thần kinh đi vào dịch kẽ, khuếch tán đến tế bào cơ trơn và gây hiệu ứng kích thích hay ức chế phụ thuộc vào receptor có trên màng tế bào cơ trơn.
Chú thích
Bọc chứa chất truyền đạt thần kinh Ti thể
Sợi trục của neuron trước hạch thần kinh tự chủ
Varicosity
Các variosity Tế bào cơ trơn
►Cơ chế co cơ trơn
►Chiều dài và lực co
►Điều hòa co cơ trơn
|