CƠ VÂN

►Đặc điểm cấu trúc - chức năng
● Khối cơ vân

● Tế bào cơ vân

--> Có đường kính 10 – 100 mm và có thể dài tới 20 cm.

> Màng (sarcolemma) nhiều kênh Na+ đóng mở do chất gắn. Trên màng có những phần lõm vào trong tạo ống ngang. Màng ống ngang sát với màng hệ thống lưới nội bào (các bể chứa tận cùng) có nhiều kênh Ca2+.  

> Bào tương (cơ tương) có nhiều nhân, ty thể, lysosom, không bào chứa lipid, các hạt glycogen, hệ enzym phân giải glycogen, creatin phosphat, acid amin. Myoglobin là chất gắn với oxy, giống như hemoglobin trong hồng cầu. Đặc biệt có các protein của cơ như actin, myosin, alpha actinin, titin, nebulin, dystrophin.

> Actin và myosin sắp xếp với nhau thành các đơn vị co-duỗi cơ (sarcomere) dài chừng 2,5 mm, được giới hạn ở hai đầu bởi hai đĩa Z (là một protein có cấu trúc phẳng, gắn với actin bởi alpha actinin). Cách tổ chức của các xơ myosin (dày) và xơ actin (mảnh) tạo cho sarcomere có các dải sáng, dải tối và các vạch kế tiếp nhau (vì thế được gọi là cơ vân) dưới kính hiển vi hai chiều. Phần chỉ có xơ actin, tạo thành dải I, vùng có các xơ actin và xơ myosin lồng vào nhau tương ứng với dải A; phần chỉ có các xơ myosin là đĩa H. Giữa các xơ myosin dày lên, tạo thành đường M nằm ở trung tâm sarcomere. Hai đầu xơ dày được nối với đĩa Z bởi titin. Mỗi sarcomere có khoảng 2000 xơ actin và khoảng 1000 xơ myosin.

> Khi cơ co các xơ myosin và xơ actin chồng lên nhau nhiều hơn làm hai vạch Z lại gần nhau, dải I và vùng H ngắn lại.


Hình. Sơ đồ cấu trúc cơ vân

 

 

● Xơ dày
● Xơ actin
● Hệ thống ống T

►Đơn vị vận động
►Synap thần kinh - cơ
►Dẫn truyền xung động ở tấm vận động
►Cơ chế phân tử của co cơ
►Hình thức co cơ
►Hiệu suất co cơ
►Mỏi cơ
►Điều hòa co cơ vân
►Phì đại cơ và teo cơ