CƠ VÂN

►Đặc điểm cấu trúc - chức năng
►Đơn vị vận động
►Synap thần kinh - cơ
►Dẫn truyền xung động ở tấm vận động
►Cơ chế phân tử của co cơ

►Hình thức co cơ

1. Co cơ trương lực: Trong cả một khối cơ luôn có một độ co cơ nhất định gọi là trương lực cơ (co cơ trương lực). Các yếu tố ảnh hưởng là tần số kích thích, số đơn vị vận động được tuyển nạp (recruited), mức độ căng cơ.   

2. Co cơ đơn là một cơ co do một  kích thích đơn, bằng hoặc trên ngưỡng gây ra. Co cơ đơn theo định luật tất cả hoặc không, gồm 3 giai đoạn là giai đoạn tiềm tàng, giai đoạn co và giai đoạn giãn cơ. Giai đoạn tiềm tàng là thời gian khử cực màng sarcolemma và ống T, giải phóng ion calci, tạo cầu nối giữa actin và myosin. Giai đoạn co là lúc actin trượt sâu vào myosin, làm cơ ngắn lại. Giai đoạn giãn là lúc calci được bơm lại vào lưới nội bào, đầu myosin dời khỏi actin, cơ trở về độ dài ban đầu.  

> Nếu kích liên tiếp đã gây hiệu ứng cộng kích thích. Tần số kích thích tăng (20 Hz với cơ co chậm; 60-100Hz với cơ co nhanh) thì đơn vị vận động co tối đa và cơ bị co cứng (tetanos), lực co của cơ lúc này gấp 4 lần lúc co đơn độc.

3. Co cơ đẳng trường: Chiều dài của cơ không thay đổi nhưng trương lực cơ thay đổi (căng cơ để giữ một vật). Lực co cơ tăng do:

- Tăng số lượng nơron alpha, tăng số sợi cơ co.
- Tăng tần số xung trên nơron alpha làm tăng lượng calci được giải phóng từ mạng nội cơ tương.

4. Co cơ đẳng trương: Chiều dài của cơ thay đổi nhưng trương lực cơ (hay sức tải) không thay đổi.

►Hiệu suất co cơ
►Mỏi cơ
►Điều hòa co cơ vân
►Phì đại cơ và teo cơ