SINH LÝ SINH DỤC VÀ SINH SẢN NỮ

►Đặc điểm cấu trúc bộ máy sinh lý sinh sản nữ
►Các hormon của buồng trứng
►Chu kỳ kinh nguyệt

►Thụ thai, mang thai
● Sự thụ tinh
● Trứng đã thụ tinh di chuyển vào buồng tử cung
● Phôi làm tổ và phát triển trong buồng tử cung

● Chức năng của rau thai

1. Cung cấp chất dinh dưỡng

Nhờ sự khuếch tán và phụ thuộc vào diện tích bề mặt và tính thấm của màng rau.
Tổn thương màng rau ít gặp, nếu có thì tế bào máu mẹ và con sẽ qua được màng này.
- O2 và CO2 khuếch tán qua màng rau như qua màng phế nang nhờ chênh lệch áp suất.
- Glucose: qua màng bằng khuếch tán thuận hoá nhờ các chất tải có ở màng tế bào.
- Acid béo: tốc độ khuếch tán chậm hơn glucose.
- Ion kali, natri, clo và thể ceton.

2. Bài tiết các sản phẩm chuyển hoá của thai

CO2, các nitơ phi protein (urê, acid uric, creatinin) khuếch tán từ máu con sang máu mẹ qua rau thai, phụ thuộc vào chênh lệch nồng độ và khả năng khuếch tán của từng chất.

3. Bài tiết hormon

- Estrogen
Do các tế bào lá nuôi bài tiết, nồng độ tăng dần, vào cuối thời kỳ có thai gấp bình thường 30 lần. Estrogen do rau thai bài tiết hoàn toàn khác buồng trứng:
+ Hầu như là estriol – loại có hoạt tính estrogen rất yếu.
+ Không tổng hợp từ cholesterol mà chuyển từ androgen có nguồn gốc vỏ thượng thận của mẹ và của thai ở tế bào lá nuôi.
+ Tác dụng của estrogen trong thời kỳ có thai là giúp thai nhi phát triển và dễ sổ thai.

  • Tăng kích thước và trọng lượng cơ tử cung.
  • Phát triển ống tuyến vú và mô đệm.
  • Phát triển đường sinh dục ngoài: giãn và làm  mềm âm đạo, mở rộng lỗ âm đạo.
  • Giãn khớp mu, giãn dây chằng.
  • Tăng tốc độ sinh sản tế bào ở các mô của thai.

- Progesteron (hormon dưỡng thai)
Hoàng thể bài tiết trong 10-12 tuần đầu, sau đó rau thai bài tiết khoảng 0,25 mg/ngày.
Làm cho quá trình có thai xảy ra bình thường:
+ Phát triển tế bào màng rụng để nuôi dưỡng thai trong thời gian đầu.
+ Giảm co bóp cơ tử cung khi có thai do đó ngăn cản sảy thai.
+ Tăng tiết dịch vòi tử cung và niêm mạc tử cung để cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi.
+ Ảnh hưởng đến quá trình phân chia của trứng đã thụ tinh.
+ Phát triển thuỳ và bọc tuyến vú.
2.5.5. Những biến đổi của cơ thể người mẹ khi có thai
Giải phẫu
Âm đạo rộng hơn, lỗ âm đạo mở rộng hơn, màu sắc thẫm hơn
Tuyến vú to gấp đôi, tăng sinh mạch máu, hệ thống ống tuyến và mô đệm
Da mặt, cổ nhiều vết xạm
Tăng khối lượng và kích thước tử cung, phát triển cơ tử cung, tăng sinh mạch máu, bụng to dần, tăng áp lực ổ bụng, giảm kích thước lồng ngực gây khó thở, chèn vào dây thần kinh, thay đổi trọng lực đè lên cột sống…
Tăng trọng lượng cơ thể Vào tháng cuối, trọng lượng cơ thể mẹ tăng tới 12kg trong đó trọng lượng thai khoảng 3kg, 2kg dịch và rau, 1 kg tử cung, 1 kg tuyến vú, dịch ngoại bào 3 kg, mỡ 1-2kg.
Chuyển hóa
- HCG (Human Chorionic Gonadotropin)
Là glycoprotein nặng 39.000, có cấu trúc và chức năng rất giống LH.
Do các tế bào lá nuôi bài tiết, thấy trong máu hoặc nước tiểu của mẹ 8-9 ngày và cao nhất vào 10-12 tuần sau phóng noãn. Sau đó giảm dần, đến 16-20 tuần nồng độ còn rất thấp và duy trì ở mức này trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ.
+ Ngăn cản sự thoái hoá của hoàng thể ở cuối CKKN.
+ Kích thích hoàng thể bài tiết nhiều progesteron và estrogen trong 3 tháng đầu của  thai kỳ nên đã ngăn cản hiện tượng kinh nguyệt, làm cho niêm mạc tử cung tiếp tục phát triển và dự trữ chất dinh dưỡng để phôi làm tổ và phát triển ở đó.
+ Kích thích tế bào Leydig của tinh hoàn thai nhi bài tiết testosteron cho đến lúc sinh, làm phát triển các cơ quan sinh dục đực và chuyển tinh hoàn từ ổ bụng xuống bìu.
- HCS (Human Chorionic Somatomamotropin)
Là protein nặng 38.000, có cấu trúc và chức năng rất giống GH nhưng yếu hơn 100 lần
Được bài tiết vào tuần thứ 5, nồng độ trong máu cao hơn tổng lượng các hormon khác gộp lại.
+ Phối hợp với E và P trong chức năng tạo sữa 
+ Tăng giải phóng và acid béo, giảm tiêu thụ glucose ở cơ thể mẹ, tiết kiệm glucose, cung cấp năng lượng cho thai phát triển.
+ Giải phóng acid béo ở mô mỡ của mẹ để cung cấp năng lượng cho thai phát triển.
- Human chorionic thyrotropin (hCT)
Là glycoprotein, tác dụng giống TSH, làm tăng chuyển hóa của mẹ trong thời gian mang thai.
Các chức năng sinh lý
Chuyển hóa chất
Nhu cầu dinh dưỡng tăng vì phải cung cấp chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai đặc biệt trong 3 tháng cuối vì thai lớn nhanh. Các chất dinh dưỡng cần thiết là protein, carbohydrat, lipid đặc biệt là calci, phosphat, sắt, vitamin như vitamin D, vitamin K. Nếu cung cấp không đủ chất dinh dưỡng, thai sẽ kém phát triển và gây thiếu hụt dinh dưỡng ở mẹ.
Bài tiết hormon
Để tăng cường chuyển hoá trong cơ thể mẹ với mục đích cung cấp chất dinh dưỡng nuôi thai, mặt khác phát triển cơ thể mẹ, chuẩn bị cho khả năng sinh con và nuôi con, tăng hoạt động bài tiết hormon, tăng chuyển hóa ACTH, TSH, PRL, T3-T4, cortisol, aldosteron, parahorrmon, estrogen, progesteron, giảm FSH và LH.
- Relaxin: hoàng thể và rau thai bài tiết, là polypeptid nặng 9.000.
+ Giãn dây chằng khớp mu ở lợn và chuột. Ở người,chủ yếu do estrogen đảm nhận.
+ Làm mềm cổ tử cung của phụ nữ lúc sinh con.
Tuần hoàn

- Thể tích dịch cơ thể tăng, thể tích tuần hoàn tăng, nhịp tim tăng, lưu lượng tim tăng 25% - 40%, huyết áp tăng phù hợp chức năng mang thai và ngăn ngừa tình trạng mất máu, hạ huyết áp khi đẻ.
- Giãn tĩnh mạch chậu hông những tháng cuối do thai to gây chèn ép lưu thông

Hô hấp
- Ngạt mũi, chảy máu cam do tác dụng tăng sinh niêm mạc mũi của estrogen phối hợp tăng lưu lượng máu.
- Nhu cầu O2 tăng khoảng 20%, lượng CO2 tăng kích thích tăng hô hấp. Tử cung tăng kích thước đẩy cơ hoành lên gây khó thở, tăng thể tích khí lưu thông nhưng giảm thể tích cặn
Tiêu hóa
Giai đoạn đầu có cảm giác nghén, kém ăn, buồn nôn, nôn do cơ thể chưa thích nghi kịp với sự tăng nồng độ của E và P. Giai đoạn sau do kích thước tử cung tăng ép vào ổ bụng gây sự trào ngược dạ dày – thực quản có thể gây ợ chua. Nhu động ruột giảm  gây táo bón
Tiết niệu
Tăng số lượng và tần số bài xuất nước tiểu do tăng nhu cầu đào thải chất chuyển hóa của cả mẹ và thai nhi. Sự chèn ép của tử cung vào cổ bàng quang gây hiện tượng đái dắt, đái són...

►Sổ thai
►Bài tiết sữa
►Các biện pháp phòng tránh thai