SINH LÝ SINH DỤC VÀ SINH SẢN NỮ

►Đặc điểm cấu trúc bộ máy sinh lý sinh sản nữ

►Các hormon của buồng trứng

● Estrogen

1. Bản chất hoá học

Là hợp chất steroid,được tổng hợp từ cholesterol hoặc acetyl coenzym A.
Nguồn gốc:

Khi không có thai:  + buồng trứng ( là chủ yếu):

nửa đầu CKKN: tế bào hạt của lớp áo trong của nang noãn
nửa sau CKKN: hoàng thể
+ tuyến vỏ thượng thận (một lượng rất nhỏ)

- Khi có thai, rau thai bài tiết một lượng lớn estrogen.

2. Vận chuyển và thoái hoá

  • Gắn lỏng lẻo với albumin huyết tương hoặc gắn đặc hiệu với globulin.
  • Máu vận chuyển và giải phóng estrogen cho mô đích trong khoảng 30 phút.
  • Tại gan, estrogen kết hợp với glucuronid, sulphat rồi bài tiết theo mật (1/5) và nước tiểu (4/5). Gan chuyển dạng estrogen mạnh (estradiol và estrol) thành dạng estriol  yếu. Nếu chức năng gan yếu, hoạt tính estrogen tăng, gây cường estrogen.

3. Tác dụng của estrogen

- Làm xuất hiện và bảo tồn đặc tính sinh dục nữ thứ phát từ tuổi dậy thì (phát triển các cơ quan sinh dục, phát triển lớp mỡ dưới da, giọng nói trong, dáng mềm mại...)
- Tác dụng lên tử cung
+ Tăng kích thước ở tuổi dậy thì và khi có thai.
+ Kích thích phân chia lớp nền
+ Lớp chức năng: tăng tạo các mạch máu mới và động mạch xoắn, tăng lưu lượng máu.
+ Kích thích phát triển các tuyến niêm  mạc. Tăng tạo glycogen chứa trong tuyến nhưng không bài tiết.
+ Tăng khối lượng tử cung, đặc biệt là thời kỳ có thai.
+ Tăng co bóp tử cung. Tăng tính nhạy cảm của cơ tử cung với oxytocin.
- Tác dụng lên cổ tử cung
Làm niêm mạc bài tiết dịch: nhày loãng mỏng, kéo thành sợi dài khi đặt vào lam kính,  khi để khô có hiện tượng tinh thể hoá và soi kính hiển vi thấy hình ảnh ‘‘dương xỉ’’.
- Tác dụng lên vòi tử cung: giúp trứng đã thụ tinh di chuyển dễ dàng vào tử cung.
+ Làm tăng sinh mô tuyến của niêm mạc ống dẫn trứng.
+ Làm tế bào biểu mô lông rung tăng sinh, hoạt động một chiều hướng về tử cung.
- Tác dụng lên âm đạo
+ Biểu mô khối chuyển thành dạng tầng vững chắc hơn, tăng khả năng chống đỡ với các chấn thương và nhiễm khuẩn.
+ Kích thích các tuyến của âm đạo bài tiết dịch có độ pH acid.
- Tác dụng lên tuyến vú
+ Phát triển hệ thống ống tuyến
+ Phát triển mô đệm ở vú
+ Tăng lắng đọng mỡ ở vú
- Tác dụng lên chuyển hoá
+ Làm tăng tổng hợp protein ở các mô đích như tử cung, tuyến vú, xương.
+ Làm tăng nhẹ quá trình sinh tổng hợp protein của toàn cơ thể.
+ Tăng lắng đọng mỡ ở dưới da đặc biệt ở ngực, mông, đùi để tạo dáng nữ.
+ Tăng nhẹ tốc độ chuyển hoá, tác dụng này chỉ bằng 1/3 tác dụng của testosteron.
- Tác dụng lên xương
+ Tăng hoạt động của tế bào tạo xương (osteoblast).
+ Kích thích gắn đầu xương vào thân xương (mạnh hơn testosteron)
+ Tăng lắng đọng muối calci-phosphat ở xương (yếu hơn testosteron).
+ Nở rộng xương chậu.
Thiếu estrogen ở người già gây loãng xương, xương dễ biến dạng và dễ gãy (cột sống).
- Tác dụng lên chuyển hoá muối nước: Giữ ion natri và tăng giữ nước

4. Điều hoà bài tiết: LH của tuyến yên.

● Progesteron
● Rối loạn bài tiết hormon buồng trứng

►Chu kỳ kinh nguyệt
►Thụ thai, mang thai
►Sổ thai
►Bài tiết sữa
►Các biện pháp phòng tránh thai