SINH LÝ SINH DỤC VÀ SINH SẢN NỮ

►Đặc điểm cấu trúc bộ máy sinh lý sinh sản nữ

►Các hormon của buồng trứng
● Estrogen

● Progesteron

1. Bản chất hoá học

Là hợp chất steroid được tổng hợp từ cholesterol hoặc acetyl-coenzym A.
Bình thường, nửa sau CKKN hoàng thể bài tiết là chủ yếu, còn nửa đầu noãn nang và tuyến vỏ thượng thận bài tiết rất ít. Khi có thai rau thai bài tiết nhiều progesteron.

2. Vận chuyển và chuyển hoá

Gắn với albumin huyết tương và globulin đặc hiệu. Sau vài phút, ở gan progesteron thoái hoá thành các steroid khác không có hoạt tính và được đào thải ra nước tiểu. 

3. Tác dụng của progesteron

- Tác dụng lên tử cung
+ Kích thích sự bài tiết ở niêm mạc tử cung vào nửa sau CKKN: Các tuyến dài ra, cuộn lại cong queo và bài tiết glycogen, chuẩn bị sẵn sàng đón trứng đã thụ tinh vào làm tổ.
+ Giảm co bóp cơ tử cung, ngăn đẩy trứng đã thụ tinh ra ngoài và tạo môi trường yên ổn cho bào thai phát triển.
- Tác dụng lên cổ tử cung: bài tiết dịch nhày, quánh, dày.
- Tác dụng lên vòi tử cung: bài tiết chất dinh dưỡng để nuôi trứng đã thụ tinh
- Tác dụng lên tuyến vú
+ Làm phát triển thuỳ tuyến
+ Kích thích các tế bào bọc tuyến vú tăng sinh, to lên và trở nên có khả năng bài tiết.
- Tác dụng lên thân nhiệt: làm tăng nhiệt độ (nửa sau CKKN cao hơn 0,3 – 0,5°C).

4. Điều hoà bài tiết: LH của tuyến yên.

● Rối loạn bài tiết hormon buồng trứng

►Chu kỳ kinh nguyệt
►Thụ thai, mang thai
►Sổ thai
►Bài tiết sữa
►Các biện pháp phòng tránh thai