SINH LÝ SINH DỤC VÀ SINH SẢN NỮ

►Đặc điểm cấu trúc bộ máy sinh lý sinh sản nữ
►Các hormon của buồng trứng

►Chu kỳ kinh nguyệt
● Định nghĩa

● Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt

1. Giai đoạn tăng sinh (Giai đoạn estrogen)

- Bài tiết  hormon và biến đổi ở buồng trứng.
Cuối chu kỳ trước, progesteron và estrogen giảm đột ngột tạo ra cơ chế điều hoà ngược âm tính, tuyến yên tăng bài tiết FSH và LH. FSH tăng trước LH vài ngày.
Do FSH và LH, đặc biệt là FSH, có 6-12 noãn nang nguyên thuỷ phát triển: tế bào hạt tăng sinh tạo ra lớp vỏ (chia thành hai lớp: lớp áo trong có những tế bào biểu mô cấu tạo giống tế bào hạt có khả năng bài tiết hormon, lớp áo ngoài có nhiều mạch máu).
Do LH, lớp áo trong bài tiết dịch nang chứa estrogen, tạo ra một hốc và đẩy noãn cùng một số tế bào hạt về một cực của nang để tạo ra gò trứng.Noãn lớn nhanh từ 3-4 lần.
- Biến đổi ở niêm mạc tử cung
Nhờ estrogen, tế bào mô đệm và biểu mô sót lại tại đáy tuyến tăng sinh nhanh, biểu mô hoá hoàn toàn trong 4-7 ngày. Niêm mạc dày dần, các tuyến dài, mạch máu phát triển, tuyến cổ tử cung tiết dịch nhày kéo thành sợi dọc tạo kênh dẫn tinh trùng đi vào.
- Hiện tượng phóng noãn
Sau 7-8 ngày phát triển, có một nang bắt đầu phát triển nhanh, kích thước tăng lên, lượng estrogen được bài tiết nhiều hơn hẳn, còn các nang khác thoái triển dần.
Cuối giai đoạn tăng sinh, nồng độ estrogen tăng cao gây điều hoà ngược dương tính lên tuyến yên làm tăng bài tiết FSH và LH.
Nhờ FSH và LH, tế bào hạt và lớp áo trong tăng sinh mạnh, bài tiết estrogen, làm nang tăng kích thước. LH rất cần cho nang chín và phóng noãn (cần có đỉnh LH).
2 ngày trước khi phóng noãn, LH tăng 6-10 lần và cao nhất vào 16 giờ trước khi phóng noãn, FSH tăng 2-3 lần, làm nang căng phồng lên. Estrogen bắt đầu giảm trước phóng noãn một ngày. LH kích thích tế bào hạt và lớp áo trong tăng tiết progesteron nên:
+ Lớp ngoài của nang trứng giải phóng các enzym tiêu protein từ các bọc lysosom làm thành nang bị phá huỷ, mỏng và yếu hơn.
+ Tăng sinh các mạch máu ở thành nang, prostaglandin được bài tiết làm các mao mạch giãn ra tăng tính thấm, huyết tương thấm vào trong nang làm nang căng phồng.
> nang vỡ ra và giải phóng noãn (hình 14.10) (13-14 ngày trước khi có kinh lần sau). Thông thường mỗi chu kỳ chỉ có một nang trứng vỡ và xuất noãn ở cả hai buồng trứng.

s

2. Giai đoạn bài tiết (Giai đoạn progesteron)

- Bài tiết hormon và biến đổi ở buồng trứng
FSH và LH tiếp tục được bài tiết. Nhờ LH, tế bào hạt còn lại ở vỏ nang vỡ trương to, chứa đầy hạt mỡ trong bào tương, có màu vàng nhạt (nhìn buồng trứng tươi, không nhuộm) và tăng sinh trở thành các tế bào hoàng thể, bài tiết nhiều progesteron và estrogen, đồng thời mạch máu phát triển mạnh trong hoàng thể. Sau phóng noãn 7-8 ngày, hoàng thể bắt đầu giảm dần chức năng bài tiết.
- Biến đổi của niêm mạc tử cung
Estrogen làm tăng sinh lớp niêm mạc tử cung nhưng yếu hơn nhiều so với progesteron. Nhờ progesteron, niêm mạc tử cung dày nhanh (5-6 mm) và bài tiết dịch (sữa tử cung); tuyến dài ra, cong queo, chứa đầy chất tiết; mạch máu phát triển, xoắn lại, lưu lượng tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho trứng đã thụ tinh vào làm tổ.
- Hiện tượng kinh nguyệt
2 ngày cuối chu kỳ, hoàng thể thoái hoá, estrogen và nhất là progesteron giảm xuống rất thấp: niêm mạc tử cung thoái hoá và bài tiết prostaglandin làm co thắt động mạch xoắn gây thiếu máu nên niêm mạc chức năng bị hoại tử, mạch máu tổn thương và máu chảy đọng lại bên dưới. Vùng chảy máu lan rộng nhanh trong 34-36 giờ, đến 48 giờ toàn bộ lớp niêm mạc chức năng bong ra, nhờ tác dụng co cơ tử cung của prostaglandin mà bị đẩy ra ngoài qua âm đạo cùng với dịch máu gây nên hiện tượng kinh nguyệt.
Máu kinh nguyệt là máu không đông. Khi cường kinh có thể có những cục máu đông.
Thời gian chảy máu trung bình mỗi chu kỳ là 3-5 ngày.

Hình. Diễn biến của hormon, buồng trứng trong CKKN

►Thụ thai, mang thai
►Sổ thai
►Bài tiết sữa
►Các biện pháp phòng tránh thai