Khi nghỉ ngơi: Q = 4-5 lít/phút
Vận cơ nặng: tăng 4 đến 6 lần
Luật Frank – Starling
Thần kinh
Thể dịch.
● Tự điều hoà tim theo cơ chế Frank - Starling (luật Starling)
Lực co của cơ tim tỷ lệ thuận với chiều dài của sợi cơ trước khi co.
Ý nghĩa: Tim có khả năng tự thay đổi lực tâm thu theo từng điều kiện của cơ thể
● Điều hoà hoạt động tim theo cơ chế thần kinh
● Hệ thần kinh tự chủ (autonomic nervour system):
- Hệ phó giao cảm:
Trung tâm: ở hành não (nhân dây X), chi phối nút xoang và nút nhĩ - thất.
Tác dụng:
+ Giảm tần số tim (tim đập chậm hơn).
+ Giảm lực co bóp cơ tim (tim đập yếu hơn).
+ Giảm trương lực cơ tim (cơ tim mềm hơn).
+ Giảm tốc độ dẫn truyền xung động trong tim, thể hiện bằng khoảng PQ trên điện tâm đồ dài ra.
+ Giảm tính hưng phấn của cơ tim.
Hoá chất trung gian: acetylcholin.
- Hệ thần kinh giao cảm:
Trung tâm: Sừng bên chất sám tuỷ sống lưng 1-3, cổ 1-7 đi đến hạch giao cảm cạnh sống. Các sợi sau hạch đi tới nút xoang, nút nhĩ - thất và bó His.
Tác dụng:
+ Tăng tần số tim (tim đập nhanh hơn).
+ Tăng lực co bóp cơ tim (tim đập mạnh hơn).
+ Tăng trương lực cơ tim (cơ tim rắn hơn).
+ Tăng tốc độ dẫn truyền xung động trong tim.
+ Tăng tính hưng phấn của cơ tim.
Hoá chất trung gian: noradrenalin.
● Các phản xạ điều hoà hoạt động tim
- Các phản xạ thường xuyên:
+ Phản xạ giảm áp
+ Phản xạ làm tăng nhịp tim
+ Phản xạ tim - tim (phản xạ Bainbridge)
- Các phản xạ bất thường:
+ Phản xạ mắt – tim
+ Phản xạ Goltz
● Ảnh hưởng của vỏ não và một số trung tâm thần kinh khác:
- Hoạt động của vỏ não
- Trung tâm hô hấp
- Trung tâm nuốt
● Điều hoà hoạt động tim bằng cơ chế thể dịch:
- T3, T4
- Adrenalin, noradrenalin
- Oxy giảm, CO2 tăng làm tim đập nhanh và ngược lại.
- Ion Ca2+/máu tăng làm tăng trương lực cơ tim.
- Ion K+/máu tăng làm giảm trương lực cơ tim.
- pH /máu giảm làm tim đập nhanh.
- Nhiệt độ cơ thể