ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI - CHỨC NĂNG CỦA BỘ MÁY HÔ HẤP

►Đường dẫn khí

►Phổi - phế nang và màng hô hấp

1. Phổi - phế nang

● Phổi nằm trong lồng ngực, gồm có phổi phải và phổi trái, chia làm các thùy, tiểu phân thùy

● Phế nang là đơn vị cấu tạo nhỏ nhất và là đơn vị thực hiện chức năng trao đổi khí của phổi. Có khoảng 300 triệu phế nang, tạo diện tích tiếp xúc với mạng lưới mao mạch phổi khoảng 70-120 m2

2. Màng hô hấp

● Màng hô hấp là đơn vị hô hấp của phế nang, là màng rất mỏng, dày khoảng 0,5mm, là nơi trực tiếp xảy ra quá trình trao đổi khí, gồm 6 lớp:
Lớp chất hoạt diện (surfactant)  Được bài tiết từ tế bào phế nang lớn (typ II) , thành phần chính là các phospholipid và lipoprotein, phủ biểu mô phế nang làm giảm sức căng bề mặt, tránh xẹp các phế nang nhỏ, phồng vỡ các phế nang lớn.

- Lớp biểu mô phế nang có hai loại tế bào: Tế bào phế nang nhỏ (typ I) và tế bào phế nang lớn (typ II)
- Tế bào phế nang nhỏ (typ I): Bào tương trải dài ra theo thành phế nang, là tế bào lót nguyên thuỷ của phế nang, mẫn cảm với mọi đột nhập có hại vào phế nang.
- Tế bào phế nang lớn (typ II): Đứng thành cụm 2 đến 3 tế bào cạnh nhau, có hai loại: loại nhiều ty  thể và loại nhiều lysosom. Bài tiết ra chất hoạt diện.
- Lớp màng đáy phế nang cấu tạo bởi lớp chất tạo keo
- Lớp liên kết có sợi liên kết, sợi chun, xác đại thực bào
- Lớp màng đáy mao mạch cấu tạo bởi lớp chất tạo keo
- Lớp nội mạc mao mạch cấu tạo bởi các tế bào nội mạc

● Màng hô hấp dày từ 0,2 mm - 0,6 mm, diện tích ở người trưởng thành khoảng 50-120 m2 gần tương đương với tổng diện tích mao mạch phổi, đường kính mao mạch khoảng 5 mm trong khi đường kính hồng cầu khoảng 7,5 mm, hồng cầu phải tự kéo dài ra mới đi lọt qua mao mạch, tạo điều kiện cho quá trình khuếch tán khí được dễ dàng.

 

►Lồng ngực
►Màng phổi và cơ chế tạo áp suất âm trong khoang màng phổi