● Không khí từ ngoài vào hệ thống hô hấp lần lượt qua mũi, hầu và thanh quản, khí quản, phế quản, phổi. Được chia làm đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới.
Đường hô hấp trên gồm mũi, hầu và thanh quản
Chức năng: Làm ấm, ẩm không khí, ngăn chặn dị vật thô, phát âm, ngửi
● Đường hô hấp dưới: Khí quản, phế quản và các tiểu phế quản.. Cấu trúc phân tầng theo các mức đánh số từ 0 đến 24.
Soi phế quản: cây phế quản gồm hai mươi đến hai mươi ba mức tính từ khí quản đến phế nang (tiểu phế quản, tiểu phế quản tận, ống phế nang (nhánh tận của cây phế quản), túi phế nang, phế nang)
● Bên trong đường hô hấp phủ biểu mô lát có hệ thống lông mao luôn chuyển động theo hướng về phía hầu, xen kẽ các tuyến tiết nhày và tiết nước có tác dụng làm bám dính các hạt bụi, vi khuẩn...
● Tuần hoàn phổi: Động mạch phổi dài khoảng 4cm, từ tâm thất phải chia thành nhánh phải và nhánh trái đến hai phổi. Hệ thống mao mạch phổi rất dầy đặc tạo diện tích trao đổi khoảng 150 m2. Áp suất máu ở tuần hoàn phổi rất thấp do sức cản thấp. Khi phân áp oxy trong phế nang thấp >phân áp oxy máu động mạch thấp >co mạch phổi và ngược lại > điều hòa tưới máu - thông khí.
Tuần hoàn dinh dưỡng cho phổi là động mạch phế quản thuộc tuần hoàn hệ thống.
2. Chức năng
● Chức năng dẫn khí phụ thuộc vào:
- Sự chênh lệch áp suất
- Độ thông thoáng của đường dẫn khí liên quan đến sức cản đường dẫn khí
- Sức cản đường dẫn khí phụ thuộc:
+ Thể tích phổi: Hít vào sức cản giảm xuống, thở ra sức cản tăng lên.
+ Sự co của cơ trơn ở các tiểu phế quản.
+ Mức độ phì đại của niêm mạc đường dẫn khí
+ Lượng dịch tiết ra trong lòng đường dẫn khí
● Chức năng bảo vệ:
- Lông mũi cản hạt bụi to chỉ cho bụi có kích thước < 5 mm vào phế nang.
- Lớp dịch nhày và hệ thống lông mao làm bám dính và đẩy ra ngoài các hạt bụi, vi khuẩn.... Các chất hoá học độc hại, khói thuốc lá... làm liệt chuyển động của hệ thống lông mao dẫn đến dễ mắc các bệnh nhiễm trùng phổi.
- Làm ấm, làm ẩm không khí khi hít vào
- Phát âm, biểu lộ tình cảm qua lời nói, tiếng cười, tiếng khóc...