CẦM MÁU

►Co mạch tại chỗ
►Tạo nút tiểu cầu
►Tạo cục máu đông

►Co cục máu đông và tan cục máu đông
● Co cục máu đông

● Tan cục máu đông - Vai trò của plasmin

Trong huyết tương có một euglobulin gọi là plasminogen. Khi được hoạt hoá nó sẽ trở thành plasmin. Plasmin là enzym tiêu protein giống như trypsin có tác dụng tiêu hoá các sợi fibrin và tiêu hoá cả các chất khác ở chung quanh như fibrinogen, yếu tố V, yếu tố VIII, yếu tố II và yếu tố XII. Khi plasmin được hình thành bên trong cục máu đông nó có thể làm tan cục đông và cũng phá huỷ nhiều yếu tố đông máu có thể gây chảy máu.

Sự hình thành plasmin và sự tan cục máu đông

- Khi cục đông được hình thành, một lượng lớn plasminogen bị giam giữ trong cục đông cùng với những protein khác của huyết tương. Các mô tổn thương và nội mô mạch máu giải phóng ra một chất hoạt hoá rất mạnh gọi là chất hoạt hoá plasminogen của mô. Khoảng một ngày sau khi máu đông, chất hoạt hoá này có tác dụng chuyển plasminogen thành plasmin và làm tan cục đông. Nhiều mạch máu nhỏ bị tắc nghẽn do các cục đông có thể được khai thông trở lại nhờ cơ chế này. Ngày nay các chất hoạt hoá plasminogen đã được tổng hợp bằng kỹ thuật tái tổ hợp gen và được dùng để điều trị huyết khối mạch vành.

Chất ức chế plasmin: a2-antiplasmin

- Plasmin không chỉ tiêu hoá fibrin mà còn tiêu hoá fibrinogen và một số yếu tố đông máu khác. Tuy nhiên, máu cũng chứa một yếu tố khác gọi là a2-antiplasmin, yếu tố này gắn với plasmin và ức chế tác dụng của plasmin.

Ý nghĩa của hệ thống plasmin

- Sự tan cục máu đông cho phép làm sạch những cục máu đông hình thành ở các mô trong một số ngày. Tuy nhiên, đôi khi nó cũng làm cho vết thương của mạch máu đã được bịt bằng cục đông mở miệng trở lại. Một chức năng đặc biệt quan trọng của hệ thống plasmin là lấy đi những cục đông rất nhỏ từ hàng ngàn mao mạch ngoại vi có thể gây tắc mạch nếu như không có cơ chế dọn sạch chúng đi.

 

►Sự ngăn cản đông máu trong hệ thống mạch máu bình thường
►Những chất chống đông sử dụng trong lâm sàng
►Những rối loạn cầm máu ở lâm sàng