CẦM MÁU

►Co mạch tại chỗ
►Tạo nút tiểu cầu
►Tạo cục máu đông
►Co cục máu đông và tan cục máu đông

►Sự ngăn cản đông máu trong hệ thống mạch máu bình thường - Vai trò của các yếu tố trên bề mặt nội mô và các chất chống đông trong mạch máu

● Các yếu tố trên bề mặt nội mô

Các yếu tố ngăn cản đông máu quan trọng nhất là:

- Sự trơn nhẵn của nội mô ngăn cản sự hoạt hoá do tiếp xúc của con đường đông máu nội sinh.
- Lớp glycocalyx là một chất mucopolysaccarid được hấp phụ vào mặt trong của nội mô, có tác dụng đẩy các yếu tố đông máu và tiểu cầu do đó ngăn cản sự hoạt hoá của đông máu.
- Trombomodulin là một protein của nội mô có tác dụng chống đông theo cơ chế sau: Phân tử này gắn với trombin làm cho trombin mất tác dụng. Ngoài ra phức hợp trombomodulin - trombin còn có tác dụng hoạt hoá protein C là một protein của huyết tương. Protein C hoạt hoá sẽ làm cho yếu tố Vh và yếu tố VIIIh trở thành không hoạt động.

Khi mạch máu bị tổn thương, cả tính trơn nhẵn và lớp glycocalyx, trombomodulin đều bị mất đi. Yếu tố XII và tiểu cầu được hoạt hoá gây ra đông máu nội sinh. Nếu yếu tố XII và tiểu cầu tiếp xúc với các sợi colagen ở lớp dưới nội mô thì sự hoạt hoá đông máu lại càng gia tăng.

● Tác dụng chống đông của fibrin và antitrombin III
● Tác dụng chống đông của heparin
● Tác dụng chống đông của a2 - macroglobulin

►Những chất chống đông sử dụng trong lâm sàng
►Những rối loạn cầm máu ở lâm sàng