CẦM MÁU

►Co mạch tại chỗ
►Tạo nút tiểu cầu

►Tạo cục máu đông
● Các yếu tố đông máu
● Các giai đoạn của quá trình đông máu

● Mối liên quan giữa đông máu nội sinh và đông máu ngoại sinh

- Khi mạch máu bị tổn thương, đông máu được khởi động đồng thời bởi cả hai con đường: Tromboplastin của mô khởi động con đường ngoại sinh trong khi sự tiếp xúc của yếu tố XII và tiểu cầu với các sợi collagen của thành mạch khởi động con đường nội sinh.

- Mối liên quan giữa hai con đường thể hiện ở tác dụng của trombin làm hoạt hoá các yếu tố trong cơ chế nội sinh. Khi trombin hoạt hoá yếu tố VIII nó cũng tác dụng trực tiếp trên tiểu cầu làm cho tiểu cầu kết tụ với nhau và giải phóng ra các hạt chứa những yếu tố gây đông ở dạng chưa hoạt động. Như vậy sự khởi động của con đường đông máu ngoại sinh cũng gây hoạt hoá con đường nội sinh.

- Khi máu được lấy vào trong ống nghiệm thì đông máu trong ống nghiệm chỉ thực hiện theo cơ chế nội sinh do yếu tố XII và tiểu cầu được hoạt hoá khi tiếp xúc với thành ống nghiệm. Nếu thành ống nghiệm được tráng silicon, thời gian đông máu sẽ kéo dài tới 1 giờ hoặc hơn nữa.

- Đông máu trong lòng mạch đôi khi là do một số yếu tố làm hoạt hoá con đường nội sinh. Ví dụ các phản ứng kháng nguyên - kháng thể có thể phát động quá trình đông máu. Một số thuốc khi được đưa vào hệ tuần hoàn cũng gây đông máu.

- Sự khác nhau quan trọng giữa con đường nội sinh và ngoại sinh là ở chỗ con đường ngoại sinh một khi được phát động có bản chất bùng nổ, tốc độ của phản ứng đông máu chỉ bị giới hạn bởi lượng tromboplastin của mô do các mô tổn thương giải phóng và bởi số lượng của các yếu tố XII, VII, V trong máu. Với những chấn thương nặng của các mô, đông máu xảy ra chỉ trong vòng 15 giây trong khi con đường nội sinh diễn ra với tốc độ chậm hơn rất nhiều, thường là cần thời gian từ 1 đến 6 phút mới gây ra đông máu. 

 

►Co cục máu đông và tan cục máu đông
►Sự ngăn cản đông máu trong hệ thống mạch máu bình thường
►Những chất chống đông sử dụng trong lâm sàng
►Những rối loạn cầm máu ở lâm sàng