►Đặc điểm cấu trúc - chức năng
►Khác biệt chính giữa cơ vân và cơ tim
1. Cơ tim không có tấm vận động. Kích thích tới cơ tim lan truyền trong toàn bộ cơ tim theo định luật tất cả hoặc không. Khi điện thế hoạt động ở giai đoạn khử cực, kênh Na mở (0), ion natri từ ngoài vào. Ngay sau đó kênh Na đóng (1), kênh Ca mở ra, màng tế bào giảm tính thấm với K (2) gây hiện tượng duy trì điện thế cao nguyên. Giai đoạn 1-2, màng tế bào giảm tính thấm với natri, kali, tăng tính thấm với calci. Giai đoạn tiếp theo màng tế bào tăng tính thấm với K+, giảm tính thấm với Ca2+, khôi phục điện thế màng.
2. Cơ tim khó bị kéo dài hơn cơ vân. Với cùng một độ giãn thì lực tạo ra lúc co của cơ tim lớn hơn của cơ vân. Độ dài của một sarcomere cơ tim trước khi co phụ thuộc vào lượng máu về tim (luật Frank-Starling), lượng ion calci đi vào tế bào cơ tim.
3. Lực co của cơ tim có thể thay đổi theo thời gian của điện thế hoạt động, thay đổi theo dòng calci vào tế bào phụ thuộc:
- Adrenalin và noradrenalin làm tăng lượng calci đi vào trong tế bào, do đó làm tăng lượng calci được giải phóng khỏi lưới nội bào.
- Sự trao đổi ion natri - calci: Ở giai đoạn tái cực, do hoạt động bơm Na+ - K+- ATPase tạo vận chuyển ngược chiều cứ 3 ion natri đi vào thì có một ion calci được vận chuyển ra khỏi tế bào. Ouabain và các glycosid ức chế bơm Na+ - K+- ATPase làm cho ion natri tích lại trong tế bào; làm giảm chênh lệch natri giữa trong và ngoài tế bào nên làm giảm sự trao đổi natri - calci, kéo dài thời gian calci trong tế bào
Khi nồng độ Na+ ngoại bào tăng, tăng trao đổi calci gây giảm lực co cơ tim.
Dùng thuốc chẹn kênh calci làm giảm lượng calci vào tế bào để điều trị một số trường hợp tăng huyết áp.
4. Chiều dài và lực co. Thời gian điện thế hoạt động và thời gian Ca2+ nằm trong cơ tương gần như bằng nhau do đó không có hiện tượng cộng kích thích. Thời gian trơ của cơ tim dài và chấm dứt khi cơ tim sắp hết co do vậy cơ tim không bị co cứng như cơ vân.
|