►Dẫn truyền và khuếch đại sóng âm
Kích thích thính giác có bản chất vật lý (sóng âm). Tai người nhận cảm được các âm có tần số từ 16 đến khoảng 20.000 Hz. Giới hạn trên có thể bị giảm xuống còn 5000 Hz ở người có tuổi.
Sóng âm qua ống tai ngoài vào tới màng nhĩ, làm rung màng nhĩ. Vành tai và ống tai ngoài tạo thành một cái phễu có tác dụng định hướng nguồn âm và khuếch đại sóng âm do cộng hưởng. Rung động của màng nhĩ được chuỗi xương nhỏ trong hòm màng nhĩ (tai giữa) truyền tới cửa sổ bầu dục. Tai giữa đảm bảo truyền âm từ môi trường khí (cản âm kém) sang môi trường dịch (cản âm nhiều). Năng lượng của sóng âm không bị giảm vì âm được truyền từ màng nhĩ có diện tích lớn (50 mm2) sang cửa sổ bầu dục có diện tích nhỏ hơn (3 mm2) và nhờ các xương nhỏ hoạt động như một hệ thống đòn bẩy (khuếch đại lên 1,3 lần). Hai cơ căng màng nhĩ và cơ căng xương bàn đạp ở tai giữa có tác dụng điều chỉnh việc truyền các âm có tần số thấp, bảo vệ tai khỏi các âm có cường độ lớn, giảm các tạp âm, giảm sự cộng hưởng trong tai giữa và làm các âm trầm không che lấp các âm cao.
Từ cửa sổ bầu dục vào trong là tai trong (hay mê cung). Tai trong có tiền đình tai nhận cảm thăng bằng và ốc tai nhận cảm âm. Ốc tai gồm ba ống nằm chồng lên nhau: Trên cùng là thang tiền đình (chứa ngoại dịch), ở giữa là thang giữa (chứa nội dịch có nhiều kali hơn ngoại dịch) và dưới cùng là thang hòm nhĩ (chứa ngoại dịch). Thang tiền đình và thang giữa được ngăn cách bởi màng tiền đình (màng Reissner); thang giữa và thang hòm nhĩ được ngăn cách bởi màng đáy.
►Receptor nhận cảm thính giác
►Dẫn truyền tín hiệu từ receptor về hệ thần kinh trung ương
►Trung tâm nhận cảm giác thính giác ở vỏ não
►Đặc điểm của cảm giác thính giác
|