CẢM GIÁC THỊ GIÁC

►Giải phẫu mắt, nhãn cầu

►Receptor ánh sáng

Mỗi  võng mạc có khoảng 100 triệu tế bào que và 3 triệu tế bào nón. Trung bình có khoảng 60 tế bào que và 2 tế bào nón hội tụ về một sợi thần kinh.

9.2.1. Tế bào que nhận cảm ánh sáng đen trắng, giúp nhìn được vật có cường độ ánh sáng từ mạnh đến mờ và nhìn được vật trong bóng tối.
Dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng, rhodopsin phân giải thành scotopsin và retinal 11-trans. Retinal 11-trans > retinal 11-cis. Retinal 11-cis + scotopsin để tạo thành rhodopsin.
Vitamin A > retinol 11-trans. Thiếu vitamin A > thiếu retinal > gây bệnh quáng gà, khô giác mạc làm giác mạc dễ bị tổn thương, dẫn đến mù loà.
Độ nhạy cảm của tế bào que tỷ lệ thuận với logarit của nồng độ rhodopsin. Ở chỗ sáng lâu, rhodopsin bị phân giải nhiều, tế bào que kém nhậy cảm; đó là sự thích nghi với sáng. Ngược lại, ở trong bóng tối lâu thì sự kết hợp giữa retinal và scotopsin tăng, vitamin A tăng chuyển thành retinal nên chất nhận cảm ánh sáng trong tế bào que tăng, độ nhạy cảm của tế bào que tăng lên; đó là sự thích nghi với tối. Giúp cho nhìn rõ vật ở chỗ sáng, chỗ tối còn do sự điều tiết đường kính đồng tử, sự thích nghi của các tế bào trong các lớp của võng mạc.
9.2.2. Tế bào nón nhạy cảm với ánh sáng màu có cường độ mạnh, giúp nhìn rõ các đường nét và màu sắc của vật.
Retinal và các photopsin hấp phụ 3 loại bước sóng – 3 màu cơ bản
445 nm: màu lam
535 nm: màu lục
570 nm: màu đỏ
Mù màu là do thiếu một hay hai loại tế bào nón khiến cho không nhận cảm được màu tương ứng với bước sóng đặc hiệu của tế bào nón bị thiếu. Bệnh này là bệnh di truyền gen lặn thể nhiễm sắc X.
9.2.3. Hưng phấn ở receptor thị giác:
Ánh sáng gây hiện tượng ưu phân cực (do số ion natri đi vào ít hơn số ion natri đi ra), bóng tối gây hiện tượng khử cực các tế bào nhận cảm ánh sáng. Sự biến đổi điện thế ở các receptor thị giác tỷ lệ thuận với logarit cường độ ánh sáng > mắt có khả năng phân biệt độ sáng hơn kém nhau hàng nghìn lần.

 

►Dẫn truyền cảm giác thị giác
►Nhận cảm cảm giác thị giác trên vỏ não
►Đặc điểm của cảm giác thị giác