TUYẾN THƯỢNG THẬN

►Đặc điểm cấu tạo
►Vỏ thượng thận

►Tuỷ thượng thận

1. Sinh tổng hợp hormon tủy thượng thận-catecholamin

2. Tác dụng của các hormon tủy thượng thận

2.1. Tác dụng của adrenalin

- Trên cơ tim: Làm tim đập nhanh, làm tăng lực co bóp của cơ tim.
- Trên mạch máu: Làm co mạch dưới da, giãn mạch vành, mạch não, mạch thận và mạch cơ vân do đó làm tăng huyết áp tối đa.
- Trên các cơ trơn khác: Làm giãn cơ trơn ruột non, tử cung, phế quản, bàng quang, giãn đồng tử.
- Làm tăng mức chuyển hoá của toàn bộ cơ thể: Làm tăng tiêu thụ oxy và tăng sinh nhiệt. Chính nhờ tác dụng này mà adrenalin làm tăng hoạt động và sự hưng phấn của cơ thể.
- Làm tăng phân giải glycogen thành glucose ở gan và cơ do đó tăng giải phóng glucose vào máu.

2.2. Tác dụng của noradrenalin

Nhìn chung noradrenalin có tác dụng giống adrenalin nhưng tác dụng trên mạch máu thì mạnh hơn, nó làm tăng cả huyết áp tối đa và cả huyết áp tối thiểu do làm co mạch toàn thân. Các tác dụng lên tim, lên cơ trơn đặc biệt là tác dụng lên chuyển hoá thì yếu hơn adrenalin.

3. Cơ chế tác dụng

Bảng 13.3. Đáp ứng chọn lọc của catecholamin tại các mô

Cơ quan hoặc mô Receptor Tác dụng
Cơ tim beta 1 Tăng lực co bóp và nhịp
Mạch máu alpha
beta 2
Co mạch
Giãn mạch
Thận beta Tăng giải phóng renin
Ruột alpha, beta Giảm vận động và tăng trương lực cơ thắt
Tụy alpha
beta
Giảm bài tiết insulin và glucagon
Tăng bài tiết insulin và glucagon
Gan beta Tăng phân giải glycogen
Mô mỡ beta Tăng phân giải lipid
Hầu hết các mô beta Tăng tạo năng lượng
Da alpha Tăng bài tiết mồ hôi
Phế quản beta 2 Giãn phế quản
Tử cung alpha
beta 2
Co cơ
Giãn cơ

Cũng như các hormon khác, adrenalin và noradrenalin khi đến tế bào đích, trước tiên là gắn vào các receptor có trên màng tế bào đích. Phức hợp hormon - receptor hoạt hoá một chuỗi các phản ứng hóa học tiếp theo xảy ra tại bào tương của tế bào đích. Tại mô đích có hai loại receptor tiếp nhận adrenalin và noradrenalin đó là alpha receptor và beta receptor. Loại alpha và beta được chia thành alpha 1, alpha 2, beta 1, beta 2. Tác dụng của hai hormon này lên receptor ở mô đích không giống nhau, do:
- Noradrenalin kích thích chủ yếu lên alpha receptor. Tác dụng của nó lên beta receptor rất yếu.
- Adrenalin lại kích thích cả alpha và beta receptor với hiệu quả tương đương nhau.
Như vậy tác dụng của hai hormon này lên các cơ quan đích phụ thuộc chủ yếu vào receptor có ở cơ quan đó.

4. Điều hoà bài tiết

Trong điều kiện cơ sở hai hormon adrenalin và noradrenalin được bài tiết ít nhưng trong tình trạng stress, lạnh, đường huyết giảm hoặc kích thích hệ giao cảm thì tuyến tuỷ thượng thận tăng bài tiết cả hai hormon này.
Nồng độ adrenalin trong máu ở điều kiện cơ sở là 170-520 pmol/l, còn nồng độ noradrenalin là 0,3 - 28 nmol/l (Phạm Thị Minh Đức và cs, 1998).

 

►Rối loạn hoạt động tuyến thượng thận - Bệnh Addison