1. Thuốc lợi niệu thẩm thấu là chất được lọc nhưng không được hoặc ít được tái hấp thu nên làm cho áp suất thẩm thấu trong ống thận cao, giữ nước lại trong lòng ống nên làm tăng lượng nước tiểu. Ví dụ, mannitol, sucrose.
2. Thuốc lợi niệu có tác dụng tại quai Henle (ví dụ furosemid): Ức chế tái hấp thu clo và natri ở nhánh lên của quai Henle, ngoài ra cũng có tác dụng ở ống lượn gần. Do nồng độ clo và natri trong nước tiểu cao nên áp suất thẩm thấu trong ống thận cao, giữ nước lại trong lòng ống nên làm tăng lượng nước tiểu.
3. Thuốc lợi niệu kháng aldosteron (ví dụ, spironolacton). Thuốc cạnh tranh với aldosteron ở ống lượn xa và ống góp, ức chế trao đổi natri – kali ở ống thận, làm giảm tái hấp thu natri và giảm đào thải kali.
4. Thuốc lợi niệu kháng carbonic anhydrase (ví dụ acetazolamid) gây lợi niệu, tăng đào thải bicarbonat, ít đào thải natri và kali và làm nước tiểu kiềm. |