1. Là hình thức vận chuyển của ion Na+, K+, Ca2+, Fe2+, H+, Cl-, I-, urat, một số đường đơn và phần lớn acid amin.
- Ngược chiều bậc thang điện hóa
- Cần phải có chất mang và cần cung cấp năng lượng từ bên ngoài
2. Vận chuyển tích cực nguyên phát: Bơm natri – kali
a. Cấu tạo của bơm Na+-K+-ATPase
b. Vai trò của bơm Na+-K+-ATPase:
- Kiểm soát thể tích tế bào: Protein và các hợp chất hữu cơ có kích thước phân tử lớn, tích điện âm, không thể thấm ra ngoài sẽ hấp dẫn các ion dương và gây ra một lực thẩm thấu hút nước vào bên trong làm tế bào phồng lên và có thể vỡ. Bơm Na+-K+-ATPase đưa 3 ion Na+ ra ngoài, 2 ion K+ vào trong, kéo nước ra theo. Bơm Na+-K+-ATPase bị hoạt hóa khi thể tích tế bào tăng hơn bình thường
- Tạo điện thế nghỉ của màng: Đóng vai trò quan trọng nhất, mỗi khi hoạt động bơm đã đưa 1 ion dương ra ngoài, tạo điện tích âm ở bên trong màng khi tế bào nghỉ ngơi.
- Bơm calci, bơm proton...
c. Vận chuyển tích cực thứ phát: Đồng vận chuyển
- Đồng vận chuyển cùng chiều: Na+- glucose hoặc Na+- acid amin, Na+- K+- Cl-, K+ và Cl-, ion iodua, sắt, urat. - Đồng vận chuyển ngược chiều (vận chuyển đổi chỗ): đổi chỗ Ca2+ và H+, Na+- H+/ống lượn gần của thận, Ca2+ /Na+ và ion Mg2+ /ion K+. Cl- và HCO3- /sulfat.
Uniport: chỉ vận chuyển một chất duy nhất
Symport: vận chuyển được hai chất cùng một lúc theo cùng một chiều
Antiport: vận chuyển hai chất cùng một lúc nhưng theo hai chiều đối ngược nhau (bơm Na+-K+-ATPase)