CƠ VÂN

►Đặc điểm cấu trúc - chức năng
● Khối cơ vân
● Tế bào cơ vân
● Xơ dày
● Xơ actin

● Hệ thống ống T

- Các ống ngang. Màng tế bào cơ có nhiều chỗ lõm hướng về các tơ cơ, tạo thành các ống ngang nằm ở chỗ dải A và dải I tiếp xúc nhau, chạy ngang qua các tơ cơ. Các ống ngang mở thông ra bên ngoài nên trong lòng ống cũng chứa dịch ngoại bào; bởi vậy điện thế hoạt động trên màng cơ được truyền qua các ống ngang, vào sâu bên trong sợi cơ.

- Các ống dọc thuộc cấu trúc mạng nội cơ tương nằm song song với các tơ cơ và cũng phân ra nhiều nhánh nối với nhau. Các ống dọc đổ vào những bể chứa lớn được gọi là bể chứa tận cùng.

- Bể chứa tận cùng tiếp giáp với các ống ngang và có những chân gắn vào màng của ống ngang giúp cho sự truyền tín hiệu từ ống ngang đến bể chứa và ống dọc.


Trên_1: Ống T          _2: Màng Sarcolemma         _3: Xơ mỏng             _4: Xơ dày
Dưới_1: Ngã ba T     _2: Lưới nội bào                   _3: Bể chứa tận cùng

Ống ngang, ống dọc và bể chứa tận cùng tạo thành một bộ ba (triade) được gọi là hệ thống ống T là nơi nhận tín hiệu và điều khiển ion calci. Hệ thống này rất phát triển ở các cơ vận động nhanh. Màng của hệ thống ống T có receptor dihydropyridin (DHP) nhạy cảm với sự thay đổi điện thế và có tác dụng làm mở các kênh calci.

 

►Đơn vị vận động
►Synap thần kinh - cơ
►Dẫn truyền xung động ở tấm vận động
►Cơ chế phân tử của co cơ
►Hình thức co cơ
►Hiệu suất co cơ
►Mỏi cơ
►Điều hòa co cơ vân
►Phì đại cơ và teo cơ