CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ CỦA PHỔI

►Các động tác hô hấp

1. Động tác hít vào

● Hít vào thông thường: Đây là động tác chủ động, cần năng lượng cho co các cơ hô hấp. cơ hoành, cơ bậc thang, cơ răng to, cơ liên sườn trong và ngoài. Kích thước lồng ngực tăng cả ba chiều, áp suất trong lồng ngực và phổi giảm làm không khí đi từ môi trường vào phổi

Tăng chiều trên dưới do hai vòm cơ hoành sẽ phẳng ra và hạ thấp về phía bụng. Hạ thấp 1 cm có thể làm tăng thể tích lồng ngực lên 250 cm3. Hít vào bình thường cơ hoành hạ thấp 1,5 cm

Tăng chiều trước sau và ngang do các cơ liên sườn co lại, xương sườn chuyển từ tư thế nghỉ chếch ra trước và xuống dưới sang tư thế nằm ngang hơn và đưa ra trước.

Hít vào gắng sức huy động thêm cơ hít vào phụ, cơ hoành hạ thấp 7 - 8 cm, thể tích lồng ngực tăng 1500 - 2000 cm3, thể tích không khí hít vào thêm khoảng 1500- 2000 ml.
cơ ức đòn chũm, cơ ngực, cơ chéo

2.  Động tác thở ra

Thở ra thông thường: Đây là động tác thụ động, các cơ hít vào giãn, các xương sườn hạ xuống, các vòm hoành lại lồi lên phía trên lồng ngực. Lồng ngực trở về vị trí ban đầu , dung tích lồng ngực giảm làm áp suất của phổi tăng lên, đẩy không khí ra ngoài.

Thở ra gắng sức: Đây là động tác tích cực, cần co thêm các cơ thành bụng, kéo xương sườn xuống thấp hơn nữa, ép thêm vào các tạng bụng, dồn cơ hoành lồi thêm lên phía trên làm dung tích lồng ngực tiếp tục giảm, ép vào phổi đẩy thêm khoảng 1000-1200 ml khí ra ngoài.

Càng hít vào  áp suất càng âm
- Khi hít vào hết sức có thể xuống tới -30 mmHg.
- Khi thở ra hết sức còn khoảng -1 mmHg.
Ở thì thở ra, phổi thu nhỏ lại thì lực đàn hồi giảm xuống và áp suất bớt âm hơn, giảm bớt lực tách giữa lá thành và lá tạng, thể tích khoang ảo, áp suất âm dần trở về trạng thái ban đầu, càng thở ra áp suất âm càng bớt âm 
- Ở cuối thì thở ra bình thường khoảng -4 mmHg.
- Ở cuối thì hít vào bình thường khoảng -6 mmHg.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng thông khí phổi bao gồm: Sức căng bề mặt phế nang, sức cản của đường dẫn khí độ đàn hồi của phổi.

Lưu lượng khí tỷ lệ nghịch với sức cản đường dẫn khí. Chịu ảnh hưởng bởi hệ phó giao cảm, cơ trơn đường dẫn khí. Trong COPD- chronic obtructive pulmonary disease, viêm phế quản mạn, hen: Sức cản tăng, giảm lưu lượng khí.

Độ đàn hồi của phổi chịu ảnh hưởng của sức căng bề mặt phế nang và khả năng chun giãn của phổi. Độ đàn hồi giảm trong lao phổi, giảm chất hoạt diện, phù phổi, liệt cơ hô hấp, khí phế thũng...

4. Một số động tác hô hấp đặc biệt

- Rặn: Là động tác thở ra gắng sức, gây co mạnh  cơ hoành và cơ thành bụng, tạo sức ép vào các tạng trong ổ bụng phối hợp với sự  co của các cơ bàng quang, trực tràng, tử cung.

- Ho: Xảy ra khi phế quản bị kích thích.Hít vào sâu, đóng thanh môn lại, rồi thở ra tạo áp suất lớn trong lồng ngực, sau đó thanh môn đột ngột mở ra, một luồng không khí có áp suất cao bật nhanh qua miệng đẩy các vật lạ, đờm... trong đường hô hấp ra ngoài.

- Hắt hơi: Xảy ra khi bị kích thích ở mũi (ngửi phải hơi có tính kích thích), viêm mũi, lạnh. Giống ho, nhưng luồng không khí có áp suất cao đi qua mũi đẩy vật lạ ra ngoài.

- Nói: Khi thở ra gây rung động thanh đới nhờ cử động phối hợp của lưỡi, môi phát thành âm, có ý nghĩa lớn vì nó biểu hiện hoạt động chức năng cao cấp của bộ não loài người.

- Ngáp

- Nấc

 

►Các thể tích, dung tích hô hấp và lưu lượng thở